Wednesday, April 30, 2014
Tuesday, April 29, 2014
Monday, April 28, 2014
Sunday, April 27, 2014
Saturday, April 26, 2014
HÃY NHÌN XEM (27.4.2014 – Chúa nhật 2 Phục Sinh, Năm A - Kính Lòng thương xót của Chúa)
Lời Chúa: Ga 20, 19-31
Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều
đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói:
“Chúc anh em được bình an!” Nói xong,
Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.
Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! như Chúa Cha
đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và
bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được
tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là
Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. các môn đệ khác nói với ông:
“Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay
Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn
Người, tôi chẳng có tin.”
Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có
cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa
các ông và nói: “Chúc anh em được bình an.” Rồi Người bảo Tôma: “Ðặt ngón tay
vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng
lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa
Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy
Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”
Ðức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ;
nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được
chép ở đây là để anh em tin rằng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để
anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
Friday, April 25, 2014
Thursday, April 24, 2014
TÔN VINH VÀ QUẢNG BÁ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA!
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM A (27/04/2014)
[Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9]
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Một trùng hợp có nhiều ý nghĩa: vào chính Ngày Lễ Kính Lòng
Thương Xót của Thiên Chúa năm 2011 này, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II được
tuyên nhận là “Chân Phước”. Ngày 27/04/2014 tới đây, ngài sẽ được tuyên thánh
cùng với Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. Chính Thánh Giáo Hoàng Gio-an
Phao-lô II là người đã thiết lập Ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và
cổ võ lòng sùng kính ấy trong Hội Thánh theo mạc khải (gọi là mạc khải tư) mà
Thiên Chúa đã ban cho thánh nữ Maria Faustina (1) để chuyển lại cho Hội Thánh:
“Ta muốn ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót là một trợ giúp và nơi
trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong
ngày ấy, Lòng Thương Xót của Ta sẽ rộng mở; Ta sẽ tuôn đổ một đại dương hồng ân
xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta.” (Trích nhật ký,
số 699).
Vì thế các bài Thánh Kinh hôm nay phải được chúng ta đọc và
suy niệm trong tâm tình hân hoan biết ơn được nhân đôi.
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA ĐỐI VỚI THẾ GIỚI LÀ VÔ CÙNG VÔ HẠN
SUY NIỆM CHÚA NHẬT LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
(Ga 20, 19-31)
Chúa nhật Lòng Thương
Xót Chúa được tiếp liền sau Đại Lễ Phục
Sinh, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cách đặc biệt, kể từ ngày 22 tháng Tư
năm 2001 là sùng kính Lòng Thương Xót Chúa. Chính thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô
II, hôm nay Giáo hội tôn phong lên bậc hiển thánh muốn đáp lại ý muốn của Thiên
Chúa cách minh nhiên được truyền lại cho vị thánh đồng hương của mình là
Faustina Kowalska sứ điệp về lòng thương xót Chúa đối với thế giới là vô cùng
vô hạn. Chúng ta cùng nhau thực hành lời khuyên của Chúa, để nhận được ơn tha
thứ tội lỗi và mọi hình phạt, do đó, trong lời Ca nhập lễ hôm nay : " Như
những trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa thiêng liêng tinh khiết, nhờ đó anh
em sẽ lớn lên để hưởng ơn cứu độ. Allêluia".
Wednesday, April 23, 2014
Tuesday, April 22, 2014
Monday, April 21, 2014
Sunday, April 20, 2014
Saturday, April 19, 2014
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học)
Linh mục Phạm Văn Dũng
Năm 33 tuổi, Chúa Giêsu bị kết án tử hình.
Vào thời đó, đóng đinh là cái chết “tệ” nhất. Chỉ có những
người phạm tội nặng nhất, mới bị kết án đóng đinh.
Ðối với Chúa Giêsu thì án này còn dễ sợ hơn, vì không như những
tử tội bị xử án đóng đinh khác, Chúa Giêsu bị đóng đinh tay và chân vào thánh
giá.
Mỗi cái đinh dài từ 6 cho tới 8 inches.
Ðinh được đóng vào cổ tay Chúa. Không phải nơi bàn tay như
thường được minh họa. Ở cổ tay, có gân vươn tới vai.
Lính La Mã biết điều đó khi những chiếc đinh được đóng vào cổ
tay, gân bị xé ra và đứt, khiến Chúa phải dùng bắp thịt ở lưng để nâng mình dậy,
như thế, Ngài mới có thể thở.
Thánh Kinh bằng hình: Chúa nhật Phục Sinh năm A
Chúa nhật, 20 tháng 04 năm 2014
Phúc Âm Ga 20, 1-9
"Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng,
theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết."
Suy niệm về Phục Sinh không chỉ là nghĩ về một biến cố,
nhưng là về một con người gắn liền với thân phận của ta. Con người ấy là Đức
Ki-tô, ý nghĩa đích thực của đời ta. Cùng là những dấu hiệu bề ngoài nói lên việc
Chúa Giê-su đã sống lại, nhưng mỗi người lại có những quyết đoán và thái độ
khác nhau khi nhìn thấy những dấu chỉ ấy đã.
Trước hết, bà Ma-ri-a Mác-đa-la “thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ”
và bà nghĩ rằng xác Chúa đã bị ai đó đem đi đâu mất rồi. Tiếp đến, ông Phê-rô và người môn đệ Chúa
Giê-su thương mến cũng tới nơi mộ Chúa.
Mỗi người nhìn thấy những dấu chỉ sự Phục Sinh theo một cách riêng. Người môn đệ Chúa thương mến thì “cúi xuống
và nhìn thấy những băng vải còn ở đó”.
Còn ông Phê-rô lại “vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và
khăn che đầu Đức Giê-su”. Cái nhìn của
hai ông đã đưa các ông bước sang một lãnh vực linh thiêng: “Ông đã thấy và đã tin”. Đó chính là “bước nhảy vọt” của đức tin.
ÔNG ĐÃ THẤY VÀ ĐÃ TIN
Lời Chúa: Ga 20, 1-9
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà
Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp
ông Simon Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem
Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy.
Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và
nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simon Phêrô theo sau
cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che
đầu Ðức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp
riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào.
Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh
Thánh, Ðức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết.
ĐỨC KITÔ GIÊSU LÀ ÁNH SÁNG, CHÂN LÝ VÀ TÌNH YÊU
(Lễ Vọng Phục Sinh)
Jos. Vinc. Ngọc Biển
Những ai đã từng đi rừng vào ban đêm, hẳn sẽ hiểu được sự cần
thiết của ánh sáng. Cách đây khoảng mấy chục năm, việc có và sử dụng đèn pin là
rất hiếm, nên những người đi rừng vào ban đêm thường hay đốt đuốc để dò đường.
Một phần phá đi bóng tối bao phủ, phần khác xua đuổi những loài dã thú dữ... Rồi
trong những dịp lễ hội dân gian, người ta thường hay nhóm lên đống lửa và tụ họp
trung quanh nó để vui ca nhảy múa... ta gọi đó là lửa trại.
Đêm nay, đêm mà mọi người Công Giáo trên thế giới cũng quây
quần bên ánh lửa đặc biệt của ngọn nến Phục Sinh. Ánh lửa đó tượng trưng cho
chính Đức Kitô Giêsu, Đấng đã chiến thắng tử thần và đã sống lại. Ngọn lửa ấy
đã làm bừng sáng lên để xua đi bóng tối của những phiêm tòa ẩn khuất xử Đức
Giêsu trong đêm và cũng phá tan bóng đen u ám của cái chết trên đồi Canvê chiều
thứ 6 Tuần Thánh.
TIN YÊU CHÚA ĐỂ CHU TOÀN SỨ VỤ LOAN BÁO TIN MỪNG
HIỆP SỐNG TIN MỪNG ĐÊM VỌNG PHỤC SINH A
St 1,1.26-31a ; Xh 14,15-15,1a ; Ed 36,16-17a.18-28 ; Rm
6,3-11 ; Mt 28,1-10
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 28,1-10
(1) Sau ngày
sa-bát, khi ngày Thứ Nhất trong tuần vừa ló dạng, bà Ma-ri-a
Mác-đa-la và một bà khác tên là Ma-ri-a, đi viếng mộ. (2) Và kìa,
đất rung chuyển dữ dội, Thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng
đá ra, rồi ngồi lên trên. (3) Diện mạo người như ánh chớp, và y phục
trắng như tuyết. (4) Thấy người, lính canh khiếp sợ, run rẩy và hóa
ra như chết. (5) Thiên thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Phần các bà,
các bà đừng sợ ! Tôi biết các bà tìm Đức Giê-su, Đấng bị đóng đinh.
(6) Người không có ở đây, vì Người đã trỗi dậy như Người đã nói.
Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, (7) rồi mau về nói với môn đệ Người
như thế này: “Người đã trỗi dậy từ cõi chết, và kìa Người đi
Ga-li-lê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Đấy, tôi
xin nói cho các bà hay”. (8) Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi,
nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su
hay. (9) Và kìa Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em !”
Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. (10) Bấy
giờ Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em
của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó”.
Friday, April 18, 2014
Cử hành tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa: suy niệm về nhân vật Giuđa
WHĐ (19.04.2014) – Chiều thứ Sáu Tuần Thánh 18-04, Đức Thánh
Cha Phanxicô đã chủ sự Nghi thức Tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa tại Vương
cung thánh đường Thánh Phêrô, gồm các phần Phụng Vụ Lời Chúa, tôn kính Thánh
giá và hiệp lễ.
Theo truyền thống xa xưa, Giáo hội không cử hành các bí tích
trong ngày này, ngoại trừ hai bí tích Giải tội và Xức dầu bệnh nhân. Sau Thánh
Lễ Tiệc ly ngày thứ Năm Tuần Thánh, các khăn bàn thờ đều được lột ra, thảm cuộn
lại, và tất cả những gì để trang hoàng hoặc không cần thiết được đem ra khỏi
nhà thờ hoặc che lại. Đàn ống, các nhạc cụ và chuông cũng im tiếng.
Thursday, April 17, 2014
XÁC NHẬN LÒNG TIN
McCarthy
Suy Niệm 1. BƯỚC NHẢY VỌT CỦA LÒNG TIN
Đôi khi, chúng ta ghen tị với các Tông đồ và các môn đệ đầu
tiên. Chúng ta cho rằng họ có lợi thế hơn tất cả các Kitô hữu sau này, bởi vì họ
thực sự nhìn thấy Đức Giêsu, đôi bàn tay của họ đã được đụng chạm vào Người. Do
đó, lòng tin thật dễ dàng đối với họ. Và chúng ta cho rằng cũng thật dễ dàng đối
với chúng ta, nếu giống như các Tông đồ, chỉ cần cá nhân chúng ta có thể được gặp
gỡ Đức Giêsu, hoặc giống như các môn đệ đầu tiên, chúng ta được nhìn thấy những
phép lạ mà Người đã thực hiện cho chúng ta.
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ Tiệc ly tại một trung tâm chăm sóc người già và khuyết tật
WHĐ (18.04.2014) – Năm nay, một lần nữa, Đức Thánh Cha
Phanxicô quyết định không cử hành Thánh lễ Tiệc ly trong khung cảnh uy nghi của
Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô, nhưng đã chọn một nơi khiêm tốn, kề
bên những khổ đau của con người. Năm ngoái, khi vừa được bầu làm giáo hoàng,
ngài đã gây bất ngờ khi cử hành Thánh lễ Tiệc ly tại Trung tâm giam giữ trẻ vị
thành niên Casal del Marmo ở ngoại ô phía bắc Roma và rửa chân cho các tù nhân
trẻ tại đây, cả nam và nữ.
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI THẬT RỒI
Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái
I. Dẫn vào Thánh lễ
"Chúa đã sống lại !" Thánh Phêrô, Thánh Gioan,
Thánh Phaolô và tất cả các tông đồ khác đều hô vang Tin Mừng ấy. Tiếng hô ấy vẫn
còn vang mãi trong Giáo Hội sơ khai và các thế hệ kitô hữu, để biểu lộ niềm tin
của Giáo Hội và kêu mời mọi người hy vọng. Hy vọng, bởi vì cho dù mọi vẻ bề
ngoài có thể ngược hẳn lại, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, cuộc đời vẫn có hồi
kết thúc, nhưng đau khổ không phải là số phận, cái chết không phải là tiếng nói
cuối cùng.
Nếu Ðức Giêsu đã trở thành Ðấng hằng sống, và nếu chúng ta
đã được Ngài ban cho sự sống đời đời, thì tại sao chúng ta còn hoang mang, sợ sệt,
chán nản trước những gian khổ đời này ?
Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta vững
tin vào việc Chúa sống lại, và làm chứng cho Tin Mừng của Ngài trong thế giới
hôm nay.
Wednesday, April 16, 2014
Tuesday, April 15, 2014
Kinh Cầu Của Thánh Phanxicô - Sứ điệp hòa bình cho thế giới ngày nay (phần 2)
Kinh Cầu của Thánh Phanxicô
xuất hiện cách nào?
Những điều lớn lao hay có gốc gác tầm thường. Sông Amazon, sông lớn nhất trên trái đất, khởi nguồn trong một con suối vô danh giữa hai ngọn núi cao mười năm ngàn dặm phía nam vùng Curzo nước Peru. Sông São Francisco, dòng sông nối kết những người Brazil chúng tôi, xuất phát từ một con suối nhỏ trong vùng cao rặng Canastra ở Minas Gerais. Từ từ khối nước này nhập với khối nước kia đến khi chúng làm thành những dòng sông lớn đổ ra biển cả.
Kinh Cầu Hòa Bình cũng tương tự như thế. Nó phát sinh ẩn danh, nằm ngoài lề, chẳng ai cho nó chút giá trị đặc biệt nào. Không lâu sau, nội dung đẹp và truyền cảm của nó đã làm ấm lòng nhiều người và làm trí óc họ phấn khích. Như một tia sáng băng qua không gian vô tận, Kinh Cầu Hòa Bình tiếp tục lan rộng và chinh phục thế giới.
Chẳng lẽ con sao? (16.4.2014 – Thứ tư Tuần Thánh)
Chẳng lẽ con sao?
Lời Chúa: Mt 26, 14-25
Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa Ítcariốt,
đi gặp các thượng tế mà nói: “Quý vị muốn cho tôi bao nhiêu? Tôi đây sẽ nộp ông
ấy cho quý vị.” Họ quyết định cho hắn ba mươi đồng bạc. Từ lúc đó, hắn cố tìm dịp
thuận tiện để nộp Ðức Giêsu. Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ
đến thưa với Ðức Giêsu: “Thầy muốn chúng con dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở
đâu?” Người bảo: “Các anh đi vào thành, đến nhà một người kia và nói với ông ấy:
“Thầy nhắn: thời của Thầy đã gần tới, Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt
Qua với các môn đệ của Thầy”. Các môn đệ làm y như Ðức Giêsu đã truyền, và dọn
lễ Vượt Qua. Chiều đến, Ðức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Ðang bữa
ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” Các
môn đệ buồn rầu quá sức, bắt đầu lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con
sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Ðã
hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho người nào nộp
Con Người: thà người đó đừng sinh ra thì hơn!” Giuđa, kẻ nộp Người cũng hỏi:
“Rápbi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh đó!”
Đàng Thánh giá thứ Sáu Tuần thánh tại Đấu trường Colosseum: Suy niệm về tội lỗi và bất công
WHĐ (15.04.2014) – Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha chủ sự tại
Đấu trường Colosseum ở Roma trong ngày thứ Sáu Tuần thánh năm nay mời gọi chúng
ta suy tư về cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay và những hậu quả thảm khốc của
nó, về nỗi đau khổ của người dân di cư và các tệ nạn đang huỷ hoại sinh mạng của
người trẻ. Các bản văn suy niệm do Đức Tổng giám mục Giancarlo Bregantini soạn,
đã được nhà xuất bản Vatican phổ biến hôm thứ Ba 15-04.
Trong các bài suy niệm 14 chặng đàng Thánh giá của Chúa, Đức
Tổng giám mục Bregantini mô tả những tình trạng bi thảm gây đau khổ cho rất nhiều
người trong thế giới hôm nay, cả những người ở địa phương của ngài là Tổng giáo
phận Campobasso–Boiano ở phía nam Trung bộ Italia.
Monday, April 14, 2014
Đức Thánh Cha cử hành Lễ Lá, khai mạc Tuần Thánh
WHĐ (14.04.2014) – Hôm qua Chúa nhật 13-04-2014, khoảng
100.000 người đã quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Roma để tham dự cử hành
Lễ Lá do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự.
Lễ Lá cũng là Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 29 – năm nay được tổ chức ở cấp
giáo phận. Cuối Thánh Lễ, các bạn trẻ Brazil đã trao Cây Thánh giá của Ngày Giới
trẻ Thế giới cho các bạn trẻ Ba Lan để bắt đầu cuộc hành hương đến Krakow, Ba
Lan, nơi diễn ra Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 31 ở cấp quốc tế. Dịp này Đức
Thánh Cha Phanxixô cũng công bố rằng từ nay Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II sẽ
là Thánh bổn mạng chính của Ngày Giới trẻ Thế giới, và xác nhận ngày 15 tháng 8
sắp tới ngài sẽ gặp gỡ các bạn trẻ châu Á tại Hàn Quốc.
Kinh Cầu Của Thánh Phanxicô - Sứ điệp hòa bình cho thế giới ngày nay
Leonardo Boff
Nguyên tác tiếng Brazil.
Chuyển ngữ: Nguyễn Duy Loan
Trình bày đưa lên mạng: Hoàng Dũng
KINH CẦU HÒA BÌNH
CỦA THÁNH PHANXICÔ THÀNH ASSISI
Lạy Chúa, xin làm con thành khí cụ bình an của Chúa
nơi oán thù con gieo yêu thương,
nơi xúc phạm con gieo tha thứ,
nơi tranh chấp con gieo an hòa,
nơi nghi ngờ con gieo niềm tin,
nơi sai lầm con gieo sự thật,
nơi thất vọng con gieo hy vọng,
nơi buồn sầu con gieo niềm vui,
nơi tối tăm con gieo ánh sáng.
Ôi Thầy Thần Linh, xin dậy con
tìm an ủi người hơn được người ủi an;
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết;
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu;
vì chính khi hiến dâng là khi được nhận lãnh,
chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
và chính khi chết đi là khi sống muôn đời.
Nguyên tác tiếng Brazil.
Chuyển ngữ: Nguyễn Duy Loan
Trình bày đưa lên mạng: Hoàng Dũng
KINH CẦU HÒA BÌNH
CỦA THÁNH PHANXICÔ THÀNH ASSISI
Lạy Chúa, xin làm con thành khí cụ bình an của Chúa
nơi oán thù con gieo yêu thương,
nơi xúc phạm con gieo tha thứ,
nơi tranh chấp con gieo an hòa,
nơi nghi ngờ con gieo niềm tin,
nơi sai lầm con gieo sự thật,
nơi thất vọng con gieo hy vọng,
nơi buồn sầu con gieo niềm vui,
nơi tối tăm con gieo ánh sáng.
Ôi Thầy Thần Linh, xin dậy con
tìm an ủi người hơn được người ủi an;
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết;
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu;
vì chính khi hiến dâng là khi được nhận lãnh,
chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
và chính khi chết đi là khi sống muôn đời.
Sunday, April 13, 2014
Saturday, April 12, 2014
Friday, April 11, 2014
Thursday, April 10, 2014
Wednesday, April 9, 2014
Tuesday, April 8, 2014
Monday, April 7, 2014
Sunday, April 6, 2014
Saturday, April 5, 2014
Friday, April 4, 2014
Đức Thánh Cha Phanxicô tặng sách Phúc Âm bỏ túi cho các tín hữu
WHĐ (04.04.2014) – Khi đọc kinh Truyền Tin Chúa nhật và những
dịp khác nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô thường kêu gọi các tín hữu mang theo một
quyển sách Phúc Âm bỏ túi để thường xuyên đọc và suy niệm lời Chúa nói và việc
Chúa làm, đặc biệt là phần Lời Chúa của Phụng vụ trong ngày mà chính Đức Thánh
Cha giải thích.
Để đề nghị này trở nên thực tế, trong buổi đọc kinh Truyền
Tin tại quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa nhật tới (ngày 06-04), hàng ngàn sách
Phúc Âm bỏ túi sẽ được phân phát miễn phí cho các tín hữu như một quà tặng của
Đức Thánh Cha.
Thursday, April 3, 2014
Wednesday, April 2, 2014
Tuesday, April 1, 2014
Hôn nhân bất khả tiêu: trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề
Tác giả: Vũ Văn An
Bài này là để trả lời bài của Kenneth Himes và James Coriden
đăng trên số tháng Chín năm 2004 của tập san Theological Studies nói về việc
nên xem sét lại giáo huấn về tính bất khả tiêu của hôn nhân, mà chúng tôi đã
trình bày trong bốn phần liên tiếp trên Vietcatholic dưới tiêu đề Cuộc Tranh Luận
Về Tính Bất Khả Tiêu của Hôn Nhân.
Tác giả bài này là Peter F. Ryan, S.J. và German Grisez.
Linh mục Ryan, S.J., tháng Năm 2013 vừa qua, được đề cử làm giám đốc điều hành
Văn Phòng Tín Lý và Giáo Luật Sự Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Ngài vốn là
giám đốc huấn luyện linh đạo và là giáo sư thần học luân lý tại chủng viện
Kenrick-Gennon ở St. Louis từ tháng Giêng, năm 2012. Và trước đó, ngài là giáo
sư thần học luân lý tại chủng viện Mount St. Mary’s ở Emmitsburg, Maryland, từ
năm 2001 tới năm 2011 và là giáo sư phụ tá về thần học tại Học Viện Loyola tại
Maryland, 1994-2001.
Giới Trẻ Hân Hoan Gieo Hạt Đức ở Đan Viện Châu Sơn
Tác giả: Paul Nguyễn
Hoàng Đức
Mùa chay thật là mùa bận rộn của bổn phận ép xác nào Lễ Tro,
rồi Lễ Thánh Giu-se bạn trăm năm của Đức mẹ Maria, rồi Lễ Truyền Tin… Nhưng
trong sự sốt sắng, bộn bề của cả thể xác lẫn tâm linh đó, các Kitô hữu như đang
tự ươm cho mình một niềm vui. Niềm vui đó là gì? Giống như một số nơi, người ta
thấy vinh dự và hân hoan khi được chọn đóng vai nhân vật Chúa Jesus, được vác
thánh giá lên đồi “Golgotha”. Các tín đồ được mặc tấm áo của tình yêu để giơ
vai chia sẻ gánh nặng thập giá khổ nạn của Chúa. Nhưng tấm áo đó không có nghĩa
là lưu đầy, mà rõ ràng nó đang gieo men trên da thịt về một khúc khải hoàn như
lời của một bài Thánh ca “Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt trong vui sướng/ Ai gieo
trong nước mắt sẽ về giữa tiếng cười”. Ở đời có vụ trồng cấy nào không chảy mồ
hôi?! Và những bận rộn khổ ải của mùa gieo hạt cây thập tự mà chính Chúa Jesus
đã mang chẳng lẽ lại không thể trở thành một mùa gặt của tâm linh?! Một hạt cải
nhỏ bé còn lên mầm, một mẩu vỏ cây khô bị ép thành vỏ bút chì vẫn có sóng từ
trường, thì với sức mạnh của Chúa Toàn Năng – Ngài là Đấng chủ tể của mọi sự sống
huyền nhiệm như thế và hơn thế bội bội lần, chẳng lẽ lại để mặc cho con cái
mình gieo mầm thập giá khổ nạn mà lại không được gặt vụ mùa của thập giá vinh
quang?! Chẳng phải như Chúa Trời đã hứa đó sao: “Có người nào trong anh em, khi
con mình xin cái bánh, mà lại cho nó hòn đá?”(Mt 7,12).
Nối kết với Chúa Giê-su là Nguồn ban Sự Sống
(Suy niệm Tin Mừng Gioan (Ga 11,3-7.17.20-27.33-45) trích đọc
vào Chúa Nhật 5 mùa chay)
Sự sống vô cùng quý báu
Mạng sống hơn đống vàng. “Thà là một con chó (đang) sống còn
hơn là một con sư tử chết.” (Giảng Viên 9, 4)
Ai cũng khao khát được
sống và đây là khát vọng mãnh liệt nhất trong đời người. Nếu thị trường có bán
thuốc trường sinh, thì người ta sẽ tranh nhau mua cho bằng được với bất cứ giá
nào.
Subscribe to:
Posts (Atom)