ĐTC Phanxicô - Bài Giảng Lễ Thánh Thần Hiện
Xuống Chúa Nhật 8/6/2014
"Tất cả đều được tràn đầy
Thần Linh" (Tông Vụ 2:4).
Khi nói cùng các Tông Đồ trong Bữa Tiệc Ly,
Chúa Giêsu phán rằng, sau biến cố Người ra đi khỏi thế gian này,
Người sẽ sai đến cùng các vị tặng ân của Cha đó là Thánh Linh (xem Gioan 15:26).
Lời hứa này đã được nên trọn bằng
quyền năng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Thánh Linh ngự xuống trên các
tông đồ đang qui tụ ở nhà tiệc ly.
Việc tuôn đổ này, cho dù là phi thường, vẫn
không mang tính chất đặc thù và chỉ giới hạn vào lúc bấy giờ thôi, mà là
một biến cố được tái diễn và tiếp tục được tái diễn.
Chúa Kitô đã được hiển vinh ở bên
hữu Cha tiếp tục hiện thực lời hứa của Người, bằng việc sai đến với Giáo
Hội vị Thần Linh sống động của Người, Đấng chỉ dạy chúng ta và nhắc nhở chúng ta cùng giúp
chúng ta phát ngôn.
Thánh Linh chỉ dạy
chúng ta:
Ngài là vị Sư Phụ nội tâm. Ngài hướng dẫn chúng
ta theo đường ngay nẻo chính, qua các tình huống của cuộc đời. Ngài
dạy chúng ta đường đi nước bước. Thời Giáo Hội sơ khai Kitô
giáo đã được gọi là "Đường" (xem Tông Vụ 9:2), và chính Chúa
Giêsu là đường.
Thánh Linh dạy chúng ta theo Người, bước theo
vết chân của Người.
Không phải chỉ là vị sư phụ về tín lý,
Thánh Linh hơn nữa còn là vị sư phụ của đời sống.
Hiểu biết thực sự là yếu tố của đời sống,
thế nhưng cái hiểu biết này lại ở trong một chân trời bao rộng và hòa hợp
hơn nơi đời sống Kitô hữu.
Thánh Linh nhắc nhở
chúng ta,
Ngài nhắc nhở chúng ta hết mọi sự Chúa
Giêsu đã nói. Ngài là ký ức sống động của Giáo Hội. Và trong khi
Ngài giúp chúng ta nhớ lại thì Ngài giúp chúng ta hiểu biết lời Chúa.
Việc nhớ lại này trong vị Thần
Linh ấy và nhờ vị Thần Linh ấy không phải chỉ là một thứ ghi nhận
mà là một khía cạnh thiết yếu về sự hiện diện của Chúa Kitô
trong chúng ta cũng như trong Giáo Hội của Người.
Vị Thần Linh chân lý và bác ái yêu thương
này nhắc nhở chúng ta hết những gì Chúa Giêsu đã nói, Ngài giúp chúng ta
tiến sâu hơn vào ý nghĩa của những lời Người nói. Tất cả chúng
ta đều có cảm nghiệm này, ở chỗ, có lúc bất chợt hiện
lên, trong bất cứ trường hợp nào, các ý nghĩ có liên
quan đến một đoạn Thánh Kinh nào đó...
Chính Thánh Linh dẫn chúng ta qua con đường
này, con đường của cái ký ức sống động nơi Giáo Hội. Và
ký ức này muốn thấy được một đáp ứng nào đó từ chúng
ta.
Chúng ta càng đáp ứng quảng đại
thì lời của Chúa Giêsu càng trở nên sự sống trong chúng ta, trở nên những thái độ,
những chọn lựa, những việc làm, trở nên chứng từ.
Điều chính yếu Thánh
Linh muốn nhắc nhở chúng ta đó là về mệnh lệnh yêu thương và kêu gọi chúng ta hãy sống mệnh lệnh này.
Một Kitô hữu phi ký ức không phải là một
Kitô hữu thực sự.
Họ chỉ là thứ Kitô hữu nửa vời, họ là một con người nam hay nữ bị giam cầm trong giây phút hiện tại,
thành phần không thấy được lịch sử của mình
như là một kho tàng, không biết ý nghĩa của nó và sống nó như là một
thứ lịch sử cứu độ.
Thế nhưng, nhờ ơn trợ giúp của Thánh Linh,
chúng ta có thể hiểu được những cảm hứng nội tâm cùng với những biến cố
của cuộc đời theo chiều hướng lời lẽ của Chúa Giêsu.
Nhờ đó mới phát triển trong chúng ta cái
khôn ngoan của ký ức, cái khôn ngoan của cõi lòng là tặng ân của Thần
Linh.
Chớ gì vị Thần Linh này làm sống lại ký ức
Kitô giáo nơi mỗi một người chúng ta!
Vào hôm đó, cùng với các Tông Đồ,
cũng có cả Người Nữ của ký ức, vị từ ban đầu đã
tưởng niệm về tất cả những sự ấy trong lòng mình.
Đó là Maria, Mẹ của chúng ta. Chớ gì Mẹ giúp chúng ta đi theo
con đường ký ức này. Thánh Linh chỉ dẫn chúng ta, nhắc nhớ chúng ta,
và - còn một điều khác nữa - đó là Ngài giúp chúng ta phát ngôn, với Thiên Chúa cũng như với con người. Chúng ta không phải là
thành phần Kitô hữu câm nín, thứ câm nín của linh hồn; không,
không thể dành chỗ đứng cho thứ câm nín này.
Ngài giúp chúng ta phát ngôn với Thiên Chúa khi cầu nguyện.
Cầu nguyện là một tặng ân chúng ta lãnh
nhận một cách nhưng không;
nó là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa trong Thánh Linh, Đấng nguyện cầu trong chúng ta và giúp
chúng ta hướng về Thiên Chúa cùng gọi Ngài là Cha, Papa, Abba (xem Roma 8:15;
Galata 4:4);
đó không phải chỉ là một "cách thức phát ngôn" mà là thực tại, chúng ta thực sự là con cái của Thiên Chúa.
"Thật thế, tất cả những ai được Thánh Linh của Thiên Chúa dẫn dắt họ đều là con cái của Thiên Chúa" (Roma 8:14).
Ngài giúp chúng ta phát ngôn nơi tác động đức tin.
Không một ai trong chúng ta có thể nói:
"Giêsu là Chúa" - như chúng ta nghe thấy trong bài đọc hôm
nay - mà lại không có Thánh Linh.
Vị Thần Linh này làm cho chúng ta nói với con
người bằng cuộc đối thoại huynh đệ. Ngài giúp chúng ta nói với những ngưòi khác ở
chỗ nhìn nhận họ là anh chị em của mình: nói một cách thân tình, dịu dàng, tỏ ra thông cảm với những lo âu và hy vọng, những nỗi
buồn và niềm vui của người khác.
Còn nữa, Thánh Linh thậm chí giúp chúng
ta nói với con người như là một ngôn sứ nữa, tức là, Ngài giúp chúng ta trở nên những "thông mạch (channels)" khiêm hạ và dễ dạy của Lời Chúa.
Thứ ngôn sứ được thực hiện một cách hiên ngang mạnh mẽ, trong việc công khai chỉ cho thấy những phản khắc và bất công, thế nhưng bao giờ cũng dịu dàng và có ý xây
dựng.
Được thấm nhiễm bởi Vị Thần Linh yêu thương này,
chúng ta có thể trở thành dấu
chỉ và dụng cụ của Vị Thiên Chúa yêu thương, phục vụ và ban sự sống cho chúng ta.
Tóm lại: Thánh Linh dạy chúng ta sống đời của mình; Ngài nhắc nhở chúng ta những lời của Chúa Giêsu; Ngài giúp chúng ta cầu nguyện mà thưa cùng Thiên Chúa là "Cha", Ngài giúp chúng ta nói với con người bằng
cuộc đối thoại huynh đệ và làm chúng ta nói năng ngôn sứ.
Ngày Lễ Ngũ Tuần, lúc mà các môn đệ
"được
tràn đầy Thánh Linh",
là ngày Giáo Hội lãnh nhận phép rửa, một Giáo Hội đã được hạ sinh và "đã ra đi (went out)", "đã lên đường (departed)" để loan báo cho hết mọi
người Tin Mừng. Mẹ Giáo Hội ra đi để phục vụ. Chúng
ta hãy nhớ đến Người Mẹ khác, Mẹ của chúng ta, vị đã lập tức
lên đường để phục vụ. Mẹ Giáo Hội và Mẹ Maria: cả hai đều là
trinh nữ, cả hai đều là mẹ, cả hai đều là phụ nữ. Chúa Giêsu đã
truyền cho các Tông Đồ rằng các vị không được rời khỏi Giêrusalem
trước khi nhận được quyền lực của Thánh Linh từ trên cao (xem Tông Vụ
1:4,8). Không
có Ngài sẽ chẳng có sứ vụ, chẳng có vấn đề truyền bá phúc âm hóa. Vì thế, cùng với toàn thể Giáo Hội, Giáo Hội Công
Giáo Mẹ của chúng ta, chúng ta hãy kêu lên rằng: Xin Thánh Linh hãy đến!
"Một Giáo Hội không có khả năng gây ngỡ
ngàng
là một Giáo Hội yếu kém, bệnh hoạn, hấp hối, cần
phải tái sinh động"
ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Nguyện Kinh Lạy Nữ
Vương
Lễ Thánh Thần Hiện Xuống Chúa Nhật 8/6/2014
Chào anh chị em thân
mến!
Lễ Hiện Xuống là lễ tưởng niệm việc tuôn đổ Thánh Linh xuống trên các Tông Đồ đang qui
tụ ở nhà tiệc ly. Như Phục Sinh, nó là một biến cố xẩy ra vào một ngày lễ
của Do Thái, và dẫn đến một kết thúc lạ lùng.
Sách Tông Vụ diễn tả các thứ dấu hiệu và
hoa trái của trường hợp phi thường này, đó là luồng gió mạnh, là các lưỡi
lửa; là lòng can đảm thay cho nỗi sợ hãi tan biến;
là miệng lưỡi
của các vị mở ra và mọi người đều hiểu được lời loan báo.
Ở đâu có Thần Linh Chúa
thì ở đấy hết mọi sự được tái sinh và biến đổi.
Biến cố Hiện Xuống đánh dấu biến cố hạ sinh của Giáo Hội và cuộc xuất hiện công khai của Giáo Hội.
Hai điều này gây
tác động mạnh nơi chúng ta, và một trong
hai điều đó là ở chỗ Giáo Hội gây ngỡ ngàng (surprises) và đảo lộn (upsets).
Yếu tố căn bản nơi biến cố Hiện Xuống đó là
ngỡ ngàng.
Thiên Chúa của chúng ta là một vị Thiên Chúa gây ngỡ ngàng.
Chúng ta biết điều ấy. Không
ai đã mong đợi hơn bất cứ một điều gì khác từ thành phần
môn đệ của Chúa Giêsu.
Sau cái chết của Chúa Giêsu các vị là một nhóm
tầm thường nhỏ bé bị mồ côi Sư Phụ của mình.
Thế nhưng một biến cố không ngờ xẩy ra đã gây bàng hoàng sửng sốt. Dân chúng trở nên cực sốc vì từng người trong họ đã nghe thấy các người môn đệ
này nói thổ âm của họ, kể về các việc cả thể của Thiên Chúa (xem Tông Vụ
2:6-7,11).
Giáo Hội được hạ sinh ở biến cố Hiện
Xuống là một cộng đồng làm bừng lên những gì là ngỡ ngàng, vì nhờ quyền
năng Chúa ban, Giáo Hội loan báo một sứ điệp mới - cuộc phục sinh của Chúa
Kitô - với một thứ ngôn từ mới, thứ
ngôn từ yêu thương phổ quát. Một loan báo mới, đó là Chúa Kitô đang sống, Người đã phục sinh; một thứ ngôn từ mới: ngôn từ yêu thương.
Các môn đệ được ban cho quyền năng từ
trên cao và can đảm lên tiếng nói - chỉ mấy phút trước tất cả các
vị đều nhát sợ, nhưng bấy giờ các vị đã mạnh mẽ can đảm lên tiếng bằng thứ tự do của Thánh Linh.
Giáo Hội bao giờ cũng được kêu gọi trở nên
như thế: ở chỗ có thể gây ngỡ ngàng bằng việc loan truyền cho hết mọi
người rằng Chúa Giêsu Kitô đã đánh bại chết chóc, rằng cánh tay của
Thiên Chúa luôn rộng mở, rằng sự nhẫn nại của Ngài luôn có đó để chăm
sóc cho chúng ta, chữa lành chúng ta, tha thứ cho chúng ta.
Chính vì sứ vụ này mà Chúa Giêsu phục
sinh đã sai Thần Linh của Người đến với Giáo Hội.
Hãy lưu ý: nếu Giáo Hội đang sống động thì bao giờ Giáo Hội cũng phải gây ngỡ ngàng. Giáo Hội sống động gây ngỡ ngàng là những gì
thích đáng.
Một Giáo Hội không có khả năng gây ngỡ ngàng là một Giáo Hội yếu kém, bệnh hoạn, hấp hối, cần phải tái sinh động.
Một số người ở Giêrusalem thích thành phần
môn đệ của Chúa Giêsu, bị cản trở bởi sợ hãi, cứ co cụm trong
nhà để đừng gây ra chuyện đảo lộn.
Cả đến ngày hôm nay nữa, nhiều người
vẫn muốn Kitô hữu như thế. Tuy nhiên, Vị Chúa phục sinh lại tung họ
vào thế giới: "Như Cha đã sai Thày thế nào thì Thày cũng sai các con
như vậy" (Gioan 20:21).
Giáo Hội của biến cố Hiện Xuống là một Giáo Hội không thu mình lại để khỏi gây sự. Không, Giáo Hội không thu mình lại như thế!
Giáo Hội không muốn trở thành một thứ trưng bày thuần túy.
Giáo Hội là một Giáo Hội không ngần ngại tiến ra ngoài để gặp gỡ dân chúng trong việc loan truyền sứ điệp
Giáo Hội đã lãnh nhận,
cho dù sứ điệp ấy có gây lũng đoạn hay đảo
lộn quan niệm con người,
cho dù sứ điệp này có lẽ gây ra trục trặc và có những lúc dẫn đến
tử đạo.
Giáo Hội được sinh ra duy nhất và phổ quát,
với duy một căn tính, nhưng lại cởi mở, một Giáo Hội ôm lấy thế giới chứ không chộp bắt nó; Giáo Hội để thế giới tự do.
Việc ôm lấy thế giới của Giáo Hội giống như
hàng cột của quảng trường Thánh Phêrô này, ở chỗ, hai cánh tay mở ra để đón nhận chứ không khép lại để
giam nhốt.
Kitô hữu chúng ta là thành phần tự do, và Giáo
Hội muốn chúng ta được tự do!
Giờ đây chúng ta hướng về Trinh Nữ Maria,
vị mà, vào sáng Ngày Lễ Ngũ Tuần đã ở tại nhà tiệc ly, và Người Mẹ
này đã ở với con cái của Mẹ. Nơi Mẹ, quyền lực của Thánh Linh thực
sự đã thực hiện "những điều trọng đại" (Luca 1:49).
Chính Mẹ đã nói như thế. Xin Mẹ, Mẹ của Chúa Cứu Thế và là Mẹ của Giáo
Hội, bằng việc chuyển cầu của Mẹ, cho có được một tuôn đổ Thánh Linh
của Thiên Chúa mới trên Giáo Hội và thế giới.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ http://www.zenit.org/en/articles/on-pentecost--4
No comments:
Post a Comment