Chú giải của Noel Quession
Đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới
sinh
Khác với nhiều phép lạ, phép lạ này được làm không phải do một
lời cầu xin. Chính Đức Giêsu chủ động đưa ra sáng kiến: “Đức Giêsu trông thấy một
người mù”. Tôi có thể cầu nguyện từ chuyện đó. Đức Giêsu trông thấy một người
mù". Tôi có thể cầu nguyện từ chuyện đó. Đức Giêsu trông thấy những thử
thách của tôi.
Các môn đệ hỏi Người: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến
người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?" Đức Giêsu trả lời:
"Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ
như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi
anh. Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn
sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy
là ánh sáng thế gian.
Câu hỏi của các môn đệ cũng là của chúng ta. Của tất cả mọi
thời đại. Trước cái xấu, chúng ta tìm một giải đáp và chúng ta muốn tìm một người
phạm tội. Những người xưa chỉ bằng lòng với một lý thuyết cổ xưa hơi quá đơn sơ
một chút; sự xấu do bởi một tội lỗi. Nhưng chính Đức Giêsu lại không đặt vấn đề
như vậy. Hơn nữa người không đề ra một giải đáp nào: cái xấu vẫn không chấp nhận
được, không thể biện minh được. Chỉ có một phản ứng bình thường, có tính nhân bản
nhất về nền tảng, đó là cố mà loại bỏ cái xấu xa này chẳng nào chúng ta có thể
làm được. Và cuộc chiến đấu chống lại đau khổ không phải vô ích, hay cuối cùng
chịu thất bại, bởi vì Đức Giêsu tỏ cho chúng ta biết rằng đấy là cuộc chiến đấu
của chính Thiên Chúa: hành động rõ rệt mà vì thế Đức Giêsu tự xưng mình
"là người được sai đi". Được sai đi? Bởi ai? Thế thì, Đức Giêsu này.
Người từ đâu mà đến?
Vấn đề về nguồn gốc của Người này lại còn quan trọng hơn thế,
vì hẳn là Người trông thấy toàn bộ việc thế gian chấm hết: Người biết Người sắp
chết, đêm đã tới, và Người phải hành động bao lâu Người còn ở thế gian.
Cái chết mà Người thấy trước qua nỗi thù hận của các đối
phương của Người (Ga 7,19-32.44; 8,59), đó sẽ là chiến thắng bề ngoài của sự xấu,
chiến thắng của bóng đêm (Ga 13,30).
Nhưng bóng tối không chặn được ánh sáng" (Ga 1,5-9).
Cám ơn Người, lạy Đức Giêsu. Vinh quang thuộc về Người, vì Người đã soi chiếu
đêm tối của chúng con!
Nói xong, Đức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn
và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: "Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa"
(Si-lô-ác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về
thì nhìn thấy được.
Một mô tả cụ thể để lộ người chứng tận mắt, Gioan. Nước bọt
của một số người, theo những người xưa, có một giá trị dược liệu. Nhưng nhất
là, chúng ta khám phá ở đó, thêm một lân nữa, cái thiên tài của Gioan, nhà thần
học biểu tượng chủ nghĩa... và nhà thần học nhiệm tích... Vâng, người đàn ông
mù từ thuở mới sinh này, bên kia trượng hợp cá nhân đầy xúc cảm, thực sự là một
biếu tượng của nhân loại bị nhận chìm trong đêm tối, khi họ không biết Đức
Giêsu, khi những đau khổ của loài người có vẻ như không có ý nghĩa. Và cái giếng
Si-lo-ê này, bên kia vùng nước có thật của nó trong khu vực thấp trũng của
Giêrusalem, thực sự là một biểu tượng của phép rửa thanh tẩy và chiếu sáng.
Điều làm cho Gioan, nhà thần học, chú ý, đó trước hết không
phải là con người kỳ diệu lạ lùng, được kể ngắn gọn chỉ bằng ba dòng, đó chính
là dấu hiệu biểu trưng mà Đức Giêsu đưa ra về chính mình và được biểu lộ qua
cái tên huyền nhiệm của cái giếng "Si-lô-ê có nghĩa trong tiếng Do Thái là
"Shilloah" Người được sai đi". Được sai đi? Do ai?
Cái bản vị Giêsu, Đấng được sai đi, nêu ra nhiều vấn đề hoài
nghi xác định lập trường, tranh cãi, Người là ai? Không người nào đã từng bao
giờ đặt nhiều câu hỏi như thế. Tại sao? Định mệnh của Người là gì? Phép lạ của
người mù được chữa khỏi mới xong khi Đức Giêsu dường như vừa đi khỏi hiện trường.
Nhưng vấn đề chính là về Người trong quá trình một vụ án kỳ lạ tập tục, thông
qua bản thân của người đã được hưởng lòng tốt của Đức Giêsu. Chúng ta sắp dự
vào bốn cuộc hỏi cung liên tiếp, ngày càng bắt nhân. Nhưng cuối cùng, chính Đức
Giêsu can thiệp lại để kiện lại những đối phương của Người.
VỤ KIỆN I: Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường
thấy anh ta ăn xin mới nói: "Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó
sao?” có người nói: "Chính hắn đó!". Kẻ khác lại rằng: 'không phải
đâu! Nhưng là một đứa nào giồng hắn đó thôi!". Còn anh ta thì quả quyết:
"Chính tôi đây!". Người ta liền hỏi: "Vậy, làm sao mắt anh lại mở
ra được như thế?". Anh ta trả lời: "Người tên là Giêsu đã trộn một
chút bùn, xức vào mắt tôi rồi bảo: "Anh hãy đến hồ Si-lô-ê mà rửa".
Tôi đã đi, và sau khi rửa tôi nhìn thấy được" Họ lại hỏi anh: “ông ấy ở
đâu?”. Anh ta đáp: “Tôi không biết”.
Đó là những người làng xóm đã làm cuộc điều tra ưu tiên: Cái
gì đã diễn ra? Nó đã diễn ra như thế nào? ai đã làm chuyện đó? Lúc này chúng ta
chỉ nghĩ tới một động tác tự nhiên vì có thiện cảm nên tò mò. Ngày nay vẫn còn.
Có một số đông người cùng thời với chúng ta chỉ chú ý đến Đức Giêsu tới chỗ đó:
người ta nhận xét một sự kiện... nhưng người ta không muốn rắc rối cuộc đời và
người ta không đi xa hơn. Còn về anh mù được chữa lành, chính anh ta trở về từ
rất xa. Chúng ta lưu ý là anh ta chưa biết gì về Đức Giêsu cả, anh ta chỉ biết
người ta gọi ông ấy là Giêsu.
VỤ KIỆN II: Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người
Pha-ri-sêu. Nhưng ngày Đức Giêsu trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại
là ngày sa-bát. Vậy, các người Pha-ri-sêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn
thấy được. Anh trả lời: "Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi
nhìn thấy." Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì nói: "Ông ta không thể
là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát"; kẻ thì bảo:
"Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?" Thế là
họ đâm ra chia rẽ. Họ lại hỏi người mù: "Còn anh, anh nghĩ gì về người đã
mở mắt cho anh?" Anh đáp: "Người là một vị ngôn sứ!"
Đứng trước Đức Giêsu, ý kiến bị phân rẽ: người này thì ủng hộ...
người kia thì chống đối... Người, con người có thiện chí, bắt đầu từ từ mà tiến
lên. Ngoài ra đó là những điều phiền nhiễu của những người điều tra muốn đây
anh ta đi xa hơn. Bây giờ anh ta khẳng định: Đó là một ngôn sứ. Lạy Chúa. xin
giúp chúng con tiến đi trong đức tin.
VỤ KIỆN III: Người Do-thái không tin là trước đây anh bị mù
mà nay nhìn thấy được, nên đã gọi cha mẹ anh ta đến. Họ hỏi: "Anh này có
phải là con ông bà không? Ông bà nói là anh bị mù từ khi mới sinh, vậy sao bây
giờ anh lại nhìn thấy được?" Cha mẹ anh đáp: "Chúng tôi biết nó là
con chúng tôi, nó bị mù từ khi mới sinh. Còn bây giờ làm sao nó thấy được,
chúng tôi không biết, hoặc có ai đã mở mắt cho nó, chúng tôi cũng chẳng hay.
Xin các ông cứ hỏi nó; nó đã khôn lớn rồi, nó có thể tự khai được." Cha mẹ
anh nói thế vì sợ người Do-thái. Thật vậy, người Do-thái đã đồng lòng trục xuất
khỏi hội đường kẻ nào dám tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô. Vì thế, cha mẹ anh
mới nói: "Nó đã khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó.
Thế là một thái độ khác đối diện với Đức Giêsu đó là một sự
trốn chạy. Nhưng người ta chối từ, không muốn tự đặt cho mình một số vấn đề có
thể gây ra liên lụy. Không thể tôi thường thuộc vào loại này ư? Người ta có thể
đừng nên làm gì để khỏi có nhiều chuyện!
VỤ KIỆN IV: Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và
bảo: "Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là
người tội lỗi." Anh ta đáp: "Ông ấy có phải là người tội lỗi hay
không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi
nhìn thấy được!" Họ mới nói với anh: "Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấy
đã mở mắt cho anh thế nào?" Anh trả lời: "Tôi đã nói với các ông rồi
mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa?
Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?" Họ liền mắng nhiếc anh:
"Có mày mới là môn đệ của ông ấy; còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của ông
Mô-sê. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Mô-sê; nhưng chúng ta không
biết ông Giêsu ấy bởi đâu mà đến." Anh đáp: "Kể cũng lạ thật! Các ông
không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi!
Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên
Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. Xưa nay chưa hề nghe
nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi
Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì." Họ đối lại: "Mày
sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?" Rồi họ
trục xuất anh.
Những người Pha-ri-sêu, bị lún sâu vào trong hệ thống của họ:
Họ "biết"! Đó tà tiếng họ lặp lại và tỏ rõ lòng tự mãn của họ. Họ chối
từ, biến đổi, trong khi dựa vào truyền thống. Chấp nhận cái mới của một người
vi phạm. Ngày Sa-bát sẽ làm cho hệ thống giáo điều của họ lâm nguy. Như vậy họ
chối từ bằng chứng hiển nhiên. Và như thế họ phạm tội duy nhất có trong Tin Mừng
theo Thánh Gioan: chối từ lòng tin... muốn là một người không tin...bịt mắt trước
huyền nhiệm Đức Giêsu. Ta hãy chú ý đến cách sử dụng tinh vi của động từ
"biết" nhờ đó, người ta thấy rõ các cửa mở vào đức tin hay lối chặn
cho sự không tin. 1. Cha mẹ "biết" đó chính là con trai họ... nhưng họ
không muốn "biết" ai đã mở mắt cho con họ, để không bị liên lụy
(9,20-21). 2. Những người Pha-ri-sêu "biết" Đức Giêsu đã từ đâu đến
(9,24-29). 3. Anh mù chính anh ta không "biết" Đức Giêsu đi đâu,
không "biết" đó có phải là một người tội lỗi không... nhưng anh ta
"biết rằng anh ta đã được chữa khỏi và “biết" rằng Thiên Chúa không đoái
nghe những người tội lỗi (9,12-25-31). Còn chúng ta, chúng ta có đi tìm chân lý
không? Chúng ta có bị chặn trước những hiểu biết của chúng ta không? Chúng ta
có ham hiểu biết nhiều hơn không, mở con mắt đui mù của chúng ta ra không?
Đức Giêsu nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người
hỏi: "Anh có tin vào Con Người không?" Anh đáp: "Thưa Ngài, Đấng
ấy là ai để tôi tin?" Đức Giêsu trả lời: "Anh đã thấy Người. Chính
Người đang nói với anh đây." Anh nói: "Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp
mình xuống trước mặt Người.
Trong khi những người Pha-ri-sêu bị giam hãm trong sự vô tín
của họ, thì anh mù, chính anh lại không ngừng tiến lên trong lòng tin, và chúng
ta chú ý là lòng tin này chỉ đạt tới đỉnh cao theo sáng kiến và vấn đề bản vị của
chính Đức Giêsu. Tất cả những câu hỏi mà các đối thủ đặt ra cho anh ta, đâu làm
cho anh tiến lên, nhưng sự tuyên xưng đức tin của anh ta chỉ thành tựu nhờ cuộc
gặp gỡ bản thân của Đức Giêsu. Còn chúng ta, đức tin cửa chúng ta có tiến lên,
theo gương của người mù này, người dần dần mở mắt trước huyền nhiệm, một cách
tiệm tiến không? ban đầu người ta chỉ đứng trước "người mà người ta gọi là
Giêsu (9,11). Và rồi người ta phát hiện "một ngôn sứ "(9,17)... một
người nào đến từ "Thiên Chúa" (9,88)... và sau cùng "Con Người"
(9,35) và "Chúa (9,38). Đây là sự trả miếng của Thiên Chúa. Người bất hạnh
đáng thương đã tìm thấy hạnh phúc đích thực duy nhất. Mù từ thuở mới sinh,
không được những người hàng xóm giúp đỡ nhiều lắm, không được cha mẹ nâng đỡ bị
đuổi ra khỏi giáo đường như một tên bị bệnh ôn dịch... Nhưng mềm vui tin tưởng
to lớn biết bao!
Đức Giêsu nói: "Tôi đến thế gian này chính là để xét xử:
cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!" Những
người Pha-ri-sêu đang ở đó với Đức Giêsu nghe vậy, liền lên tiếng: "Thế ra
cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?" Đức Giêsu bảo họ: "Nếu các ông đui
mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: `Chúng tôi thấy',
nên tội các ông vẫn còn!"
Đó là sự lật ngược hoàn hoàn các tình huống: "tội lỗi không
ở chỗ những người Pha-ri-sêu đã đặt nó, chính họ là những người khinh miệt người
tội lỗi bẩn thỉu này bị đánh dấu từ thuở mới sinh... và coi sự đui mù đích thực
không hề ở chỗ mà họ đặt ra. Chính họ là những người mù, chỉ mình họ chối từ,
không trông thấy cái đập thẳng vào mắt họ.
Ta hãy chú ý đến điều Đức Giêsu khẳng định: không phải Thiên
Chúa lên án họ theo bề ngoài,… chính họ là những người tự lên án mình.
Cuộc Phán xét chỉ đến chuẩn nhận cái mà người ta đã quyết
đinh một cách tự do. Đó chính là sự phi lý tự sát của việc chối bỏ đức tin. Với
Ni-cô-đê-mô, Đức Giêsu đã nói: Ai chối bỏ lòng tin thì đã bị lên án rồi... phán
đoán là như thế này đây: những người ưa thích bóng tối hơn là ánh sáng (Ga
8,18-19). Bản thân Đức Giêsu buộc phải có một chọn lựa: phải chọn lựa! Trong
Thánh Gian, có một tác dụng thường xuyên giữa hai động từ "thấy" và
"tin"...Người ta trông thấy những dấu chỉ muốn mời gọi tin tưởng (Ga
1,50; 3,86; 4,48; 6,26-36.40; 9,39-41; 11,45; 20,8; 20,29). Và Chúa Giêsu, ở
đây, khẳng định mạnh mẽ rằng những người Pha-ri-sêu không thể dung tha vì không
tin, bởi vì họ đã trông thấy dấu chỉ, bởi vì các ông trông thấy... tội các ông
vẫn còn.
No comments:
Post a Comment