Người cha - một viên chức sĩ quan trong trình thuật Tin Mừng
vừa nghe thật đáng khâm phục, ít ở hai điểm nổi bật, đáng để cho ta noi theo.
1. Thứ nhất là người cha mẫu mực về trách nhiệm yêu thương
con.
Thấy con trọng bệnh gần chết, ông đã chạy chữa mọi cách, tốn
bao nhiêu tiền của song kết cục đều bất lực.
Ông chỉ còn biết hy vọng vào Chúa Giêsu.
Để đến với Chúa ông phải vượt qua nhiều thành kiến. Ông là
người lương dân và trong con mắt người Do Thái giáo, ông thuộc quân tội lỗi, cấm
tiếp xúc, bởi ai tiếp xúc đụng chạm đến quân tội lỗi thì bị ô uế, mắc tội.
Ông quá biết qua niệm kiên cố này của người Do Thái. Song
Tình yêu thương con của người Cha đầy trách nhiệm, nhất là khi con đang trức diện
trước tử thần đã thúc đẩy ông vượt qua mọi trở ngại để đến gặp Chúa xin Người rủ
lòng thương xót.
Suy nghĩ dưới góc nhìn này, những bậc Ông Bà Cha Mẹ thử hỏi
có thực yêu thương con không?
Hỏi thế liệu có thừa thãi và vô duyên?
Thưa, Không vô duyên thừa thãi đâu.
Người cha trong Tin Mừng vì yêu thương con, vì muốn đem điều
tốt đẹp nhất cho con là sự sống đã thúc đẩy ông đến gặp Chúa; nếu ta yêu thương
con cái thật, muốn cho con cái điều tốt đẹp nhất thật thì đồng nghĩa Ông Bà Cha
Mẹ phải là người tiên phong, đầu tầu trong việc đến gặp Chúa, trong việc nêu
gương sáng đạo đức.
Đáng tiếc, cuộc sống lại còn tồn đọng nhiều điều ngược lại.
Không ít bậc cha mẹ nói yêu con không những không đến gặp Chúa hơn, không thăng
tiến trong đời sống thánh thiện hơn; trái lại còn làm cho con cái sống xa Chúa
qua những gương xấu: rượu chè, cờ bạc, cãi nhau, mải mê tiền tiền bạc thái qúa…
Nhân danh yêu thương con mà mình lại xa Chúa, không sống Tin
Mừng, thờ ơ lãnh nhận ơn Chúa qua các Bí tích… tệ hại hơn làm cho con cái xa
Chúa, thì liệu đó có phải Tình yêu thực sự không, hay đang lạm dụng - đang xúc
phạm đến Tình yêu?
(Một số bạn trẻ nhân danh Tình yêu để thoải mãi, dễ dãi trong đời sống Tình dục,
quan hệ trước hôn nhân, nghĩa là đang phạm tội trọng. Tôi hỏi: Các Bạn có thực
sự yêu nhau không khi mà đồng lõa phạm tội, lại tội trọng có nguy cơ mất ơn cứu
độ. Cùng nhau phạm tội để có nguy cơ cùng nhau chịu vào hỏa ngục thì đấy có còn
gọi là Tình yêu không? Một Tình yêu chân chính, phản ánh Tình yêu của Thiên
Chúa thì phải giúp nhau thăng tiến, giúp nhau sống tốt hơn, thánh thiện hơn,
tôn trọng nhân vị nhau…)
2. Điều thứ hai, mà đây mới là điều đáng đáng khâm phục, cần
học hỏi hơn: Đức tin mạnh mẽ của người Cha Lương dân.
Đức tin khởi đi từ
việc Tin vì thấy thì ở cấp độ bình thường, sơ đẳng không có gì lạ; song Tin chỉ vì nghe lại vấn đề khác, đấy là mức độ
cao thâm của Đức tin.
Viên sĩ quan đã đạt được mức độ Đức tin cao thâm ấy.
Sau khi đến xin Chúa đến cứu con, Chúa Giêsu chỉ nói: “Ông
hãy về đi, con ông mạnh rồi”.
Ông mới chỉ nghe nơi tai chứ chưa thấy tận mắt phép lạ, thế
mà, theo Tin Mừng trình thuận: Ông liền tin vào lời Chúa Giêsu mà trở về.
Đức tin mạnh mẽ của người cha này thật đáng khâm phục, bởi
chẳng dễ dàng gì khi ra về trên con đường dài 20 dặm chỉ tin vào một lời bảo đảm
của Chúa Giêsu “ông cứ về đi, con ông sống”.
Tin chỉ vì nghe, Viên sĩ quan đã đạt được mức độ Đức tin cao
thâm này trước cả các Tông đồ.
Theo Chúa Giêsu, sống cùng với Chúa Giêsu, từng đồng hành với
Chúa Giêsu, và mặc dù từng chứng kiến Chúa Giêsu làm bao nhiều phép lạ, song Đức
tin các Tông đồ chỉ đạt đến mức độ cao thâm này- Tin nhờ nghe chỉ đến khi Chúa
Giêsu Phục sinh từ cõi chết.
Ta còn nhớ câu chuyện Toma Tông đồ tuyên xưng Đức tin mà
không đòi cần phải xỏ ngón tay vào các vết thương của Thầy (điều kiện chính
Toma đề ra trước khi gặp Đấng Phục sinh). Chính lúc này, Chúa Giêsu công bố một
phúc lớn khác: “Phúc cho kẻ không thấy mà tin”.
Đứng trước Đức tin của
viên sĩ quan, một người cha Lương dân, nhìn lại mình ta tự hỏi: Đức tin ta đang
ở mức độ nào, nhất là khi gặp nghịch cảnh, thách đố?
Nếu Đức tin ta vững mạnh, thì làm gì có chuyện đi đến ‘thần
y’ mới 8-9 tuổi để được cậu ta chữa bệnh bằng cách xoa vào người (hiện giờ cậu
bé đang nằm viện Tâm thần Biên Hòa vì suy nhược thần kinh, mắc bệnh hoang tưởng).
Một việc làm nhảm nhí, mang tính dị đoan thế mà chúng ta những người mang danh
Kitô hữu còn đến, thì dấu hiệu rõ nhất Đức tin qúa non yếu của mình.
Nếu Đức tin ta vững mạnh, thì làm gì có chuyện đi xem bói
toán…
Sự Trưởng thành của Đức tin không hệ tai ở tuổi tác, song
mình ở bậc OBCM mà vẫn tin nhảm nhảm nhí như trên, dù được người đại diện Giáo
hội nhắc nhở, cảnh cáo thì quả là một gương xấu cho con cháu, nguy hiểm cho con
cháu.
Trở về với người cha là viên sĩ quan cao cấp. Cảm động hơn,
gương sáng Đức tin của ông đã ảnh hưởng đến cả gia đình, cả nhà đều tin khi thấy
đứa con thoát chết, dù không trực tiếp tiếp thấy Chúa Giêsu làm phép lạ.
Trong gia đình, trong giáo xứ, khi mỗi người biết sống Đức
tin và Loan báo Tin Mừng là đang tích cực góp tay xây dựng cộng đoàn hiệp nhất
yêu thương.
Xin Chúa thêm Đức tin thêm Tình yêu Chúa và tha nhân cho mỗi
chúng ta. Cách riêng đối với ông, bà ,cha mẹ , cần biết tỏ lộ Tình yêu nơi con
cái nhờ biết đến với Chúa, gia tăng sự thánh thiện, chu toàn trách nhiệm.
Amen
Lm. Đaminh Hương Quất
No comments:
Post a Comment