Martin Wolf – The Finacial Times
Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A
http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/03/05/khong-co-con-duong-de-den-dan-chu/
Những thứ cần thiết cơ bản là các công dân đích thực, những
người bảo vệ tử tế, các thị trường thích hợp và các luật công bằng.
Ukraine có thể trở thành một nền dân chủ tự do ổn định? Câu
trả lời cho câu hỏi này phải là: có.Ukraine
sẽ có trở thành một nền dân chủ tự do ổn định? Câu trả lời cho câu hỏi
đó là: chúng ta không biết. Chúng ta biết rằng những nước khác đã đến đích.
Nhưng chúng ta cũng biết rằng nền dân chủ bỏ phiếu phổ thông là một cái cây mềm
yếu, đặc biệt trong những năm đầu của nó. Những gì đã xảy ra đối với các nền
dân chủ non trẻ ở, chẳng hạn, Ai Cập, Thái Lan, Nga và Ukraine nhấn mạnh chân
lý đó. Nền dân chủ là mong manh bởi vì nó là một trò chơi phức tạp và, trong những
khía cạnh quyết định, không tự nhiên.
Điểm xuất phát của tôi là, chính phủ có trách nhiệm giải
trình đối với những người bị cai trị là hình thức duy nhất thích hợp cho những
người trưởng thành. Tất cả các hình thức khác của chính phủ coi con người như
trẻ con. Trong quá khứ, khi hầu hết người dân còn mù chữ, chủ nghĩa gia trưởng
như vậy đã có thể được biện minh. Điều đó không còn đúng nữa. Khi dân cư ngày
càng nắm được thông tin hơn, thì các chính phủ coi nhân dân của họ theo cách
này sẽ ít có thể được chấp nhận. Tôi kỳ vọng (hoặc hy vọng) rằng, trong dài hạn,
điều này sẽ đúng ngay cả với Trung Quốc.
Bằng chứng phù hợp với sự lạc quan này. Theo Polity IV
database (cơ sở dữ liệu Chính thể IV), gần như 100 nước bây giờ là các nền dân
chủ (ít nhiều chưa hoàn hảo). Con số này bằng hai con số của năm 1990. Trong
năm 1800, đã chẳng có nền dân chủ nào. Số của các chế độ chuyên quyền thực sự
cũng đã giảm đột ngột, từ khoảng 90 trong năm 1990 xuống khoảng 20 bây giờ.
Đáng tiếc, đã có sự gia tăng từ khoảng 20 lên trên 50 về số các chế độ anocracy
[giữa autocracy-chuyên quyền và democracy-dân chủ] – các chế độ mà sự cai quản của nó là hết sức
bất ổn, không hiệu quả và tham nhũng. Các chế độ như vậy có thể hoặc là các chế
độ chuyên quyền đang sụp đổ hoặc các nền dân chủ thất bại. Chúng cũng dễ bị tổn
thương đối với việc nổ ra xung đột vũ trang hay chiếm quyền bằng vũ lực.
Thế cột trụ của một nền dân chủ ổn định và thành công là những gì? Câu trả lời ngắn gọn là, một nền dân chủ
đòi hỏi một bộ đôi kiềm chế: giữa những người dân và giữa nhân dân và nhà nước.
Những sự kiềm chế này dựa vào bốn đặc tính, tất cả bốn đều cần thiết.
Trước nhất, các nền dân chủ cần các công dân. Các công dân
không chỉ là những người tham gia vào đời sống công, tuy họ cũng làm việc đó.
Trên hết, các công dân chấp nhận rằng sự trung thành của họ đối với các quy
trình mà họ chia sẻ phải áp đảo sự trung thành đối với phe chính trị của riêng
họ. Các công dân hiểu ý tưởng về một “đối lập trung thành.” Họ chấp nhận tính
chính đáng của chính phủ được vận hành bởi và thậm chí cho những đối thủ của họ,
tin chắc rằng sẽ có thể đến lượt họ [nắm quyền]. Suy ra, các công dân không sử
dụng quá trình chính trị để phá hủy năng lực của các đối thủ của mình để hoạt động một cách yên bình. Họ chấp nhận
tính chính đáng của người bất đồng quan điểm và thậm chí sự phản đối om sòm. Họ
loại trừ chỉ việc sử dụng vũ lực. Tất nhiên, một số đối thủ là không thể chấp
nhận được – trước hết tất cả những người không chấp nhận tính chính đáng của
quá trình dân chủ. Một nước thiếu những công dân như vậy bị đầu độc liên miên
trên bờ vực của sự tan rã thậm chí nội chiến.
Thứ hai, các nền dân chủ cần những người bảo vệ (guardian),
một từ được dùng bởi cố Jane Jacobs trong cuốn sách tuyệt vời của bà, Systems
of Survival (Các Hệ thống Sống sót).Những người bảo vệ giữ các vị trí quyền lực
chính trị, hành chính, pháp lý hay quân sự. Những gì biến họ thành những người
bảo vệ, với tư cách trái với bọn kẻ cướp, là, họ sử dụng vị trí của mình không
vì mối lợi vật chất cá nhân, mà phù hợp với các quy tắc khách quan hoặc để ủng
hộ quan niệm phúc lợi chung. Viktor Yanukovich, tổng thống bị lật đổ của
Ukraina, là một thí dụ tốt về một sự
tương phản với điều này mà ta có thể hình dung ra. Thế nhưng những động cơ của
ông ta để tìm kiếm quyền lực cũng đã là những động cơ thúc đẩy truyền thống. Suốt
lịch sử, quyền lực và sự giàu có đã gắn với nhau. Ý tưởng rằng hai thứ phải
tách biệt ra đã và, ở nhiều nơi, vẫn là cách mạng. Ông Yanukovich thay vào đó
đã tin vào quyền của ông ta để cướp bóc và bắn. Đó không phải là cơ sở cho tính
chính đáng dân chủ.
Thứ ba, các nền dân chủ cần các thị trường. Với các thị trường
chúng ta dứt khoát không muốn nói đến sự lạm dụng quyền lực của nhà nước để biến
tài sản nhà nước thành của cải tư, như đã xảy ra khắp phần lớn Liên Xô trước
đây. Các doanh nhân mà xây dựng vận may của mình trên sự trộm cắp như vậy không
hề chính đáng (hợp pháp) hơn các chính trị gia đã giúp đỡ họ.
Các thị trường hoạt động đúng đắn được hỗ trợ bởi một nhà nước
hoạt động tốt cung cấp những trụ cột cốt yếu của nền dân chủ ổn định. Thứ nhất,
chúng ủng hộ sự thịnh vượng. Một xã hội có khả năng bảo đảm một mức sống tử tế
và an toàn phải chăng cũng chắc là một xã hội ổn định. Đây rồi sẽ là một xã hội
của các công dân tin cậy lẫn nhau và tin vào tương lai kinh tế của mình. Thứ
hai, các thị trường làm lỏng sự liên quan giữa sự thịnh vượng và quyền lực.
Chúng làm cho có thể đối với nhân dân để coi kết quả của các cuộc bầu cử là
quan trọng, nhưng không như vấn đề sống chết đối với hoặc chính họ hay gia đình họ. Điều này hạ nhiệt của chính trị
từ cháy bỏng xuống mức có thể chịu được.
Cuối cùng, mặc dù tất cả sự phức tạp này, dẫu thiết yếu, để
các hệ thống là hữu hiệu, các nền dân chủ cần các luật được chấp nhận, bao gồm
nhất là các luật hiến pháp (cho dù đôi khi không thành văn). Luật, được ban
hành và thi hành phù hợp với các thủ tục được chấp nhận, tạo hình các quy tắc của
trò chơi chính trị, xã hội và kinh tế. Một nước mà thiếu pháp trị thì liên miên
ở trên bờ vực của hỗn loạn hoặc của sự bao ngược – số phận bất hạnh của nước
Nga hàng thế kỷ.
Dân chủ như thế là nhiều hơn việc bỏ phiếu rất nhiều. Nó chắc
chắn không phải là “một người lớn, một phiếu, một lần”. Nó cũng chẳng phải, xét
từ góc độ đó, là “một người lớn, một phiếu gian lận, nhiều lần”. Nó là một mạng
lưới phức tạp của các quyền, nghĩa vụ, quyền lực và ràng buộc. Dân chủ hoặc là
sự bày tỏ chính trị về các cá nhân tự do hoạt động cùng nhau, hoặc chẳng là gì
cả. Những người mà đã thắng một cuộc bầu cử không có quyền làm như họ thích. [Nếu
họ làm thế thì] Đó không phải là một nền dân chủ thật, mà là chế độ độc tài được
bầu.
Những người ngoài có thể giúp một dân tộc trên đường tới dân
chủ? Có, họ có thể. Vai trò kinh tế và chính trị hữu ích của EU ở Trung và Đông
Âu đã chứng tỏ điều đó. Có thể hình dung được những bước thụt lùi? Có, Hungary
đang cho thấy chính điều đó. Các láng giềng xấu có thể làm tàn lụi những hy vọng?
Có, cả điều có cũng có thể.
Quả thực chúng ta đã thấy nhiều thất bại dọc con đường đến
dân chủ. Ai Cập là một thất bại nổi bật: nó có thể thiếu quá nhiều điều kiện cần
cho thành công. Ngày nay, chúng ta có thể thấy rằng Ukraina đã tạo ra cơ hội thứ
ba của nó từ 1991. Nhưng nước này sẽ cần rất nhiều sự giúp đỡ. Phương tây đã
cung cấp sự giúp đỡ như vậy cho những nước khác. Nhưng bản thân nước này cũng cần
chuyển sang những quy tắc khá mới của trò chơi xã hội: nó phải sinh ra các công
dân thực, những người bảo vệ lương thiện, các thị trường thích hợp và các luật
công bằng. Một sự thay đổi cách mạng như vậy là có thể? Tôi không biết. Nhưng một
thứ tôi hoàn toàn chắc chắn. Rất đáng thử.
martin.wolf@ft.com
Copyright The Financial Times Limited 2014
No comments:
Post a Comment